![quy-trinh-son-tau-bien-2 sơn tàu biển](https://zinka.vn/wp-content/uploads/2020/03/quy-trinh-son-tau-bien-2-600x381.jpg)
Nội dung tóm tắt
Hiện nay ngành hàng hải của nước ta ngày càng phát triển mạnh. Theo thống kê có gần 25 vạn tàu thuyền đang hoạt động trên biển. Phục vụ cho quá trình xuất nhập khẩu cũng như đánh bắt hải sản, giao thương, du lịch,… Hàng năm, những chủ tàu phải chi ra một khoản phí nhất định để sơn cũng như sửa chữa tàu thuyền – do nước biển ăn mòn. Quy trình sơn tàu biển trở thành vấn đề mà mọi người đều quan tâm.
Tại sao cần sơn tàu biển?
Tàu biển thường được làm từ những loại vật liệu như sắt, thép, hợp kim. Khi phải liên tục hoạt động trong môi trường có tính axit cao như bề mặt nước biển, vỏ tàu sẽ gặp phải những hiện tượng như ăn mòn, rỉ sét và xâm thực. Vì thế, quy trình sơn tàu biển chính là cách giúp tàu biển hạn chế tối đa các vấn đề trên.
Bên cạnh đó, môi trường biển còn có các loài sinh vật thường xuyên chọn vỏ tàu làm nơi sinh sôi và phát triển. Những loài sinh vật này sẽ làm lớp vỏ tàu trở nên nặng hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ di chuyển của tàu. Vì vậy, sơn vỏ tàu như xây dựng một lớp bảo vệ trơn bóng, hạn chế việc ký sinh của những loài sinh vật này.
Ngoài công dụng bảo vệ, sơn tàu biển còn giúp tăng tính thẩm mỹ, tạo sự độc đáo cho mỗi con thuyền.
Các loại sơn chống gỉ cho tàu biển tốt nhất hiện nay
Sơn tàu biển cũng có nhiều loại sơn khác nhau, việc phân loại sơn sẽ tùy theo tính chất vật lý, chức năng của sơn (sơn chống rỉ tàu biển, sơn chống hà…). Các loại sơn dùng cho tàu biển được sử dụng tùy theo mục đích thi công, dưới đây là cách phân loại phổ biến dựa trên tính chất vật lý:
Sơn tàu biển gốc acrylic
Đây là loại sơn 1 thành phần, vì vậy có thể sử dụng trực tiếp mà không cần pha trộn thêm bất cứ dung dịch nào khác. Sơn có độ bám dính tốt và rất bền với nước nên được sử dụng cho tàu biển là chủ yếu.
Sơn tàu biển gốc alkyd
Sơn alkyd hay còn gọi là sơn dầu biến tính hóa học. Sơn được dùng làm sơn lót cho thép ngay sau khi được loại bỏ hết tạp chất vì vậy sơn thường được dùng nhiều để bảo vệ, trang trí sắt thép trong các công trình tàu biển, cầu cảng. Đặc tính của sơn là rất mau khô, khi mở nắp cần thi công ngay. Sơn chịu nhiệt tốt, độ mài mòn và bền với nước cao.
Sơn epoxy tàu biển 2 thành phần
Lý do sơn epoxy tàu biển được gọi là sơn 2 thành phần vì nó gồm phần gốc (A) và chất đóng rắn (B). Đây chính là dòng sơn được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực hàng hải vì đặc tính có phần nổi trội hơn hẳn. Sơn epoxy tàu biển không chỉ có độ bền cao mà độ bóng, độ bám dính cũng cực kỳ tốt, quan trọng nhất là khả năng chống thấm nước gần như tuyệt đối.
Và các loại sơn dùng cho tàu biển khác
- Sơn gốc Vinyl: đây cũng là loại sơn 1 thành phần, có khả năng khô nhanh, cùng với hàm lượng chất rắn thấp nên các lớp sơn kế tiếp nhau rất khó bị bong ra.
- Sơn Polyurethane 2 thành phần: loại sơn này nổi bật với tính năng bền với thời tiết, không bị ngả màu khi sử dụng lâu.
- Sơn tàu biển Mastic: sơn có khả năng thấm sâu, có thể dày lên tối đa 400 micron/lớp.
Các phương pháp sơn tàu biển phổ biến
Trước khi tìm hiểu quy trình sơn tàu thuyền với sơn Zinka, cùng điểm qua các phương pháp sơn tàu phổ biến hiện nay, gồm:
Phương pháp sơn thủ công bằng cây lăn
Phương pháp sơn tàu thuyền bằng cọ rất tốn thời gian và công sức
Đây là phương pháp sơn tàu biển đơn giản nhất. Nếu so sánh với phương pháp dùng cọ sơn thì cách này sẽ nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian.
Tuy nhiên việc sơn tàu bằng cây lăn sẽ gây ra một vài khuyết điểm. Trong đó có thể kể đến như dễ tạo bọt khí cho màng hơn, nếu dùng thêm sơn lót sẽ không áp dụng được, khả năng bám dính màng sơn kém…
Phương pháp dùng cọ sơn
Phương pháp này làm tốn nhiều thời gian cũng như công sức. Bên cạnh đó nó còn đòi hỏi tính tỉ mỉ cao và kỹ thuật tay nghề cao. Nếu không lớp sơn sẽ bên mỏng bên dày, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của tàu và sự ổn định.
Ngày nay phương pháp sơn này chỉ áp dụng đối với những ngách nhỏ hay đoạn gấp khúc. Còn ở những bề mặt phẳng và thoáng người ta sẽ áp dụng cách khác để rút ngắn thời gian, đồng thời đảm bảo chất lượng.
Phương pháp dùng súng phun sơn
Phương pháp dùng súng phun sơn rất được ưa chuộng
So với hai phương pháp trên thì dùng súng phun sơn là được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nó khắc phục được tình trạng tốn kém thời gian và công sức. Đảm bảo được sự chất lượng, đều màu khi sơn tàu.
Tuy nhiên, ở phương pháp này đòi hỏi người thợ thực hiện phải có tay nghề cao. Nhược điểm của việc dùng súng phun sơn đó là làm hao hụt một lượng sơn nhất định.
Quy trình sơn tàu biển đúng chuẩn
Tùy vào mục đích sử dụng, bộ phận tàu cần sơn cũng như nhu cầu của khách hàng mà lựa chọn loại sơn phù hợp. Và ở mỗi loại sơn tàu sẽ có quy trình sơn tàu biển khác nhau, cụ thể:
Sơn tàu biển cao su clo hóa
Đầu tiên bật nắp thùng sơn và tiến hành khuấy đều lên, để tránh tình trạng chỗ lỏng chỗ đặc, ván cục,…
Sau đó sơn 2 lớp sơn lót chống rỉ cao su clo hóa lên bề mặt cần sơn (khoảng cách giữa các lớp sơn là 6 đến 8 tiếng).
Lớp sơn lót chống rỉ khô thì tiến hành sơn tiếp 1 – 2 lớp sơn phủ tàu cao su clo hóa. Đây cũng là bước hoàn thiện cuối cùng.
Lưu ý:
– Nhiệt độ tàu cần sơn phải đạt mức tối thiểu 250 độ C và cao hơn 30 độ C so với không khí bên ngoài.
– Bề mặt tàu cần sơn phải được thi công sạch sẽ, lau khô, không bám bụi bẩn cũng như cát bụi,…
Sơn tàu biển gốc epoxy
Đối với sơn gốc epoxy cần thi công 1 lớp lót chống rỉ trước (đảm bảo bề mặt tàu khô ráo). Tiếp đó sơn 2 lớp sơn phủ màu (mỗi lớp cách nhau 6 tiếng).
Riêng với phần đáy tàu thì cần 1 lớp sơn chống rỉ tàu biển và 1 lớp sơn phủ màu. Sau khi khô thì tiếp tục sơn thêm 2 lớp sơn chống hà tàu. Còn đối với các bộ phận còn lại (trừ khung xương bên trong tàu) đều sử dụng 2 lớp phủ.
Lưu ý:
– Loại sơn epoxy dành cho tàu biển có hai loại, gồm sơn chống rỉ tàu biển và sơn phủ màu. Cả 2 này đều là sơn 2 thành phần (phần sơn và chất đóng rắn đi kèm), nên trước khi thi công cần pha trộn tỉ lệ thành phần theo đúng quy định của nhà sản xuất. Dùng đến đâu thì pha đến đó, tránh thừa.
– Chỉ sơn khi thời tiết nắng ráo, nhiệt độ > 10 độ C, độ ẩm không khí < 85%.
– Nhiệt độ bề mặt tàu phải cao hơn nhiệt độ sương ít nhất 3 độ C.
– Khu vực thi công cần đảm bảo yếu tố thông thoáng để khô nhanh hơn.
Sơn tàu biển gốc alkyd
Loại sơn này là sơn biến tính 1 thành phần, nên chỉ sử dụng cho phần mạn trong của tàu. Cụ thể là khung xương bên trong và những khu vực không ngập nước, tiếp xúc với nước biển.
Sơn 2 lớp alkyd chống rỉ tàu lên bề mặt đã được thi công sạch sẽ và khô ráo (khoảng cách giữa hai lớp sơn là 6 tiếng). Tiếp tục sơn thêm 1 lớp phủ màu – đây cũng là bước hoàn thiện cuối cùng.
Lưu ý: Điều kiện nhiệt độ cần thi công tàu biển của alkyd giống với sơn epoxy
Sơn chống hà tàu biển
Sơn chống hà tàu biển là sơn epoxy (2 thành phần). Trước khi sơn cần tiến hành trộn thành phần theo đúng tỉ lệ quy định và khuấy đều tay để hỗn hợp sơn đồng nhất.
Tiến hành sơn 2 lớp chống hà tàu lên bề mặt cần thi công. Sau đó, sơn tiếp 2 lớp sơn chống rỉ tàu biển gốc cao su clo hóa hoặc sơn chống gỉ tàu gốc epoxy. Khoảng cách giữa các lớp sơn là 6 tiếng.
Lưu ý: Điều kiện nhiệt độ cần thi công tàu biển của sơn chống hà tàu biển giống với sơn epoxy
Đơn vị nào cung cấp sơn tàu biển chất lượng cao hiện nay?
Liên hệ ngay Công ty CP `Sơn TOP ONE khi có nhu cầu mua sơn tàu biển
Sự đa dạng về chủng loại sơn dùng cho tàu biển sẽ khiến người tiêu dùng gặp không ít “rắc rối”. Đến với Công ty CP Sơn TOP ONE, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn cho quý khách một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, các dòng sơn dành cho tàu biển của chúng tôi đều:
– Đảm bảo chất lượng.
– Giá thành hợp lý.
– Có chế độ bảo hành rõ ràng.
Quý khách có thể an tâm lựa chọn sử dụng mà không phải lo lắng bất cứ vấn đề gì. Ngoài ra, Công ty CP Sơn TOP ONE còn có chính sách hỗ trợ vận chuyển, đổi trả sơn nhanh chóng,… Mọi chi tiết thắc mắc về quy trình sơn tàu biển hay mua sơn để thi công cho tàu biển của chúng tôi vui lòng gọi đến hotline: 0916297578 để được tư vấn thêm!
Để lại một phản hồi