Phân tích thị trường ngành sơn dầu Việt Nam 2019

Phân tích ngành sơn dầu trong nước

  • Sơn là một sản phẩm quan trọng dùng làm chất phủ bảo vệ hoặc trang trí trên bề mặt chất liệu, ứng dụng không chỉ trong ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp mà cả trong giao thông, tàu thuỷ, ngành công nghiệp ô tô …
  • Do tính chất thị trường đa dạng, nên ngành sơn cũng là ngành cạnh tranh rất quyết liệt giữa các hãng sơn trong nước và quốc tế.
  • Nếu như trong ngành sơn nước, với giá trị thị trường trị giá hàng tỷ USD, là miếng bánh béo bở luôn được quan tâm bởi những hãng sơn lớn hàng đầu thế giới, trong đó có thể kể đến: Sherwin Williams, Akzonobel, Jotun, 4 Oranges, Nippon, Kansai, và trong phân khúc cao cấp này, Việt Nam chúng ta không có nhiều hãng đối trọng với đối thủ nước ngoài, may ra một thương hiệu thuần Việt như Kova mới có tiềm năng cạnh tranh sòng phẳng. Ở thị trường trung cấp và cấp thấp, là cuộc chiến đầy nhốn nháo của các hãng sơn nội địa, từ những hãng có thương hiệu được biết đến như sơn Nero, sơn Dura, sơn Kenny … thì nghe đâu có đến hơn 400 thương hiệu sơn cỏ khác trên thị trường, cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá để chiếm một thị phần nhỏ, một miếng bánh nhỏ bé mà các anh nước ngoài không quan tâm nhưng lại là bữa nhậu thơm ngon của dân ta.
  • Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài này, tôi chỉ xin nói về một phân nhánh khác  của ngành sơn, đó là sơn dầu hay gọi là sơn gốc dầu, khác với sơn gốc nước vốn được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng.

 

  • Do là thị trường nhỏ, lại khác biệt với xu hướng bảo vệ môi trường của thế giới (lưu ý rằng thế giới luôn muốn thay thế toàn bộ các dòng sơn gốc khác để thay đó bằng sơn nước nhằm bảo vệ môi trường), nên miếng bánh này phần lớn là cuộc chơi giữa các anh cùng quốc tịch với nhau. Trong đó, những thương hiệu thâm niên như sơn Bạch Tuyết, sơn Hải Phòng, … thậm chí còn được thành lập từ trước năm 1975 và được truyền qua bao nhiêu đời quản lý đến bây giờ, tuy không cải tiến thay đổi gì nhiều so với nhiều thập niên trước, nhưng họ vẫn có thị trường ổn định, kể thêm vài thương hiệu lớn khác như sơn EXPO, sơn Hải Âu, sơn Á Đông,… hiện có thể đang chiếm 60-70% thị phần ngành sơn dầu. Còn lại là những thương hiệu nhỏ, tầm vài chục thương hiệu chật chen cạnh tranh trong thị trường đỏ chiếm tầm 30-40% này, phần lớn là những doanh nghiệp mới thành lập với tuổi đời non trẻ, thiếu hệ thống nghiên cứu phát triển sản phẩm, không có nhà máy sản xuất hoặc chỉ ở quy mô thủ công, chính vì thế chất lượng cũng không thể đảm bảo ổn định theo thời gian, ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, sức khoẻ người lao động, người thụ hưởng, ngoaài ra còn ảnh hưởng môi trường.
  • Nguyên liệu sản xuất chính của ngành sơn dầu là nguồn nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, nên tính cạnh tranh của các hãng sơn dầu trên thị trường quốc tế là không cao, trong khi các nước khác vẫn có thể tự nhập để sản xuất trong nước, với việc thiếu nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong từng lít sản phẩm, khả năng xuất khẩu sơn gốc dầu sang các nước trong khu vực cũng là một thách thức không nhỏ đối với các hãng sơn dầu trong nước.

 

Nhìn chung, thị trường sơn dầu tuy có tiềm năng, có cơ hội phát triển, nhưng không được coi trọng đầu tư, các hãng gần như chỉ xem ngành này như miếng bánh tránh miệng, có thể ăn hoặc có thể không nên có thể trong nhiều năm tới, chất lượng sản phẩm ngành này cũng sẽ không cải thiện đáng kể, khả năng xuất hiện những doanh nghiêp start-up cũng khó xảy ra hơn so với những ngành nghề béo bở khác.

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*